Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có những biểu hiện dưới đây:

- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).

- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 21:39

Tham khảo

* Tình hình văn hóa dưới thời Nguyễn:

- Văn học:

+ Dòng văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị, phần lớn được sáng tác bằng chữ Nôm đã góp phần làm phong phú thêm nền văn học dân tộc.

+ Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức.

+ Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học là phản ánh cuộc sống lao khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật biểu diễn: Nhã nhạc phát triển đến đỉnh cao; xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca như: quan họ, hát ví, hát cò lả,...

+ Hội họa phát triển với nhiều dòng tranh dân gian.

+ Kiến trúc, điêu khắc phát triển với các công trình nổi tiếng như: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế),...

- Tôn giáo:

+ Phật giáo tiếp tục phát triển.

+ Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá Công giáo. Số người theo Công giáo ngày càng đông, vì thế nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.

- Khoa học:

+ Nhiều công sử học được biên soạn. Tiêu biểu là: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú),…

+ Một số bộ địa lí và địa lí lịch sử có giá trị như: Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức),... được biên soạn.

+ Y dược học nổi tiếng với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của danh y Lê Hữu Trác.

* Em ấn tượng nhất: tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Vì:

- Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, chính sự sáng tạo này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.

- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người; lên án, tố cáo những thế lực xấu xa; đồng thời khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như: quyền sống, tự do, công lí, tình yêu và hạnh phúc...

- Tác phẩm Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ; nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

- Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.

Bình luận (0)
Cam Ngoc Tu Minh
15 tháng 8 2023 lúc 21:39

Tham khảo

 

* Tình hình văn hóa dưới thời Nguyễn:

- Văn học:

+ Dòng văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị, phần lớn được sáng tác bằng chữ Nôm đã góp phần làm phong phú thêm nền văn học dân tộc.

+ Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức.

+ Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học là phản ánh cuộc sống lao khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật biểu diễn: Nhã nhạc phát triển đến đỉnh cao; xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca như: quan họ, hát ví, hát cò lả,...

+ Hội họa phát triển với nhiều dòng tranh dân gian.

+ Kiến trúc, điêu khắc phát triển với các công trình nổi tiếng như: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế),...

- Tôn giáo:

+ Phật giáo tiếp tục phát triển.

+ Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá Công giáo. Số người theo Công giáo ngày càng đông, vì thế nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.

- Khoa học:

+ Nhiều công sử học được biên soạn. Tiêu biểu là: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú),…

+ Một số bộ địa lí và địa lí lịch sử có giá trị như: Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức),... được biên soạn.

+ Y dược học nổi tiếng với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của danh y Lê Hữu Trác.

* Em ấn tượng nhất: tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Vì:

- Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, chính sự sáng tạo này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.

- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người; lên án, tố cáo những thế lực xấu xa; đồng thời khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như: quyền sống, tự do, công lí, tình yêu và hạnh phúc...

- Tác phẩm Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ; nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

- Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Quang Chiến
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
31 tháng 10 2017 lúc 20:34

Cái này đâu phải ngữ văn đâu bạn

Ai thấy đúng thì k tui nha

Thanks

Bình luận (0)
I have a crazy idea
1 tháng 11 2017 lúc 18:50

câu 1: trình bày nội dung phong trào văn hóa Phục Hưng:

- phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội

- đánh giá cao giá trị khoa học tự nhiên

- giá trị chân chính của con người

- xây dựng thế giới quan duy vật

câu 2: những thành tựu chính của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến: 

- chữ Phan là chữ viết riêng,dùng làm ngôn ngữ văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca,..

- theo đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu

- kiến trúc: ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo

câu 3: những nét chính về tình hình nông nghiệp thời Đinh-Tiền Lê:

- quyền sở hữu ruộng đất phần lớn thuộc làng,xã. Theo tập tục chia nhau để cày cấy,nộp thuế và làm dịch cho vua

- khai khẩn đất hoang,kinh mương

câu 4: 

+ nguyên nhân: từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn: ngân khố cạn kiệt, mâu thuẩn nội bộ, biên cương bị quấy nhiễu của nước Liêu-Hạ. Vì thế nhà Tống tiến hành xâm lược nước ta để giải quyết khó khăn. Nhà Tống xúi Cham Pa đánh xuống phía Nam. Ngăn cản việc mua bán, dụ dỗ các tù trưởng

+ diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt:

- quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến sông Như Nguyệt đều bị đẩy lùi. Quân Tống chán nản,chết dần chết mòn.

- đến năm 1077, quân ta phản công. Quân Tống thua to

+ cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt là:

- chặn đánh ở chiến tuyến Như Nguyệt

- diệt quân thủy của giặc,đẩy giặc vào thế bị động

- mở cuộc tấn công khi đến thời cơ

- giặc thua nhưng lại muốn giảng hòa với giặc

____ Xong___

Bình luận (0)
Trương Ngọc Linh
Xem chi tiết
keditheoanhsang
31 tháng 10 2023 lúc 21:34

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, kinh thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến động về chính trị, kinh tế và văn hóa. Về mặt chính trị, Thăng Long đã trở thành trung tâm chính trị của Đại Việt và được chia thành nhiều phường tập trung theo ngành nghề sản xuất. Trong giai đoạn này, Thăng Long đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế hàng đầu ở Đông Nam Á. Về mặt kinh tế, Thăng Long phát triển mạnh mẽ nhờ trở thành trung tâm giao thương và công cụ chính sách của triều đình. Thương nghiệp và buôn bán tại các chợ diễn ra sôi động, thu hút sự giao thương với các nước láng giềng và các điểm đến xa hơn như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Về mặt văn hóa, Thăng Long đã chú trọng phát triển giáo dục, lập các trường học và tổ chức các kỳ thi Nho học để chọn ra những người tài giỏi làm quan. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, Thăng Long đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng trong lịch sử của Việt Nam.

Bình luận (0)
Tín Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
23 tháng 12 2016 lúc 21:06

- giáo dục:

+ mở rộng quốc tử giám

+trường học mở ra nhiều, các kỳ thi đc tổ chức nhiều hơn

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
23 tháng 12 2016 lúc 21:16

Cùng với sự phát triển của giáo dục và ý thức dân tộc, nhiều ngành khoa học — kĩ thuật cũng đạt được những thành tựu có giá trị. Thời Trần, bộ Đại Việt sử kí (của Lê Văn Hưu) — bộ sử chính thống của nhà nước - được biên soạn, ở các thế kỉ sau, nhiều bộ sử khác như Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư... được soạn thảo, về địa lí có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ ; về quân sự có Binh thư yếu lược ; về các thiết chế chính trị có bộ Thiên Nam dư hạ ; về toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

Nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho các quan xưởng, dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng, chế tạo súng thần cơ và đóng các thuyền chiến có lầu. Thành nhà Hồ (ở Thanh Hoá) cũng là một thành tựu kĩ thuật quan trọng.



 

Bình luận (0)
Lynk Lee
3 tháng 12 2017 lúc 13:56

Đồng ý với ý kiến của bn "Nam tước bóng đêm".

~Chúc bạn học tốt~

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Sự ra đời: Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).

- Chính trị:

+ Nhà vua có quyền lực cao nhất.

+ Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính đứng đầu bởi các tướng lĩnh Hồi giáo. Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.

+ Nhà vua Hồi giáo còn tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.

- Xã hội:

+ Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã làm bùng nổ những bất bình trong nhân dân.

+ Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.

Bình luận (0)
Trương Thúy Bình
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
19 tháng 11 2016 lúc 11:21

1.Văn hóa
- Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và phát triển như tục thờ cúng tổ tiên & các anh hùng dân tộc
- Đạo Phật có phát triển nhưng không bằng thời Lý
- Nho giáo phát triển, địa vị nho giáo ngày càng cao và được trọng dụng
- Sinh hoạt văn hóa ca hát, nhảy múa vẫn duy trì và phát triển

Bình luận (0)
trần thị xuân mai
25 tháng 11 2016 lúc 11:58

1)Tín ngưỡng cổ truyền, tôn giáo, nho giáo phát triển được trọng dụng, sinh hoạt nháy múa, hát ca

2)Sau ba lần đánh bại quân monh nguyên nhờ tinh thần yêu nước và đoàn kết của dân tộc\

3)Các lộ phủ có trường công, các làng xã có trường tư. Các kì thi tổ chức ngày càng nhiều

4)+cơ quan chuyên viết sử ra đời

+Binh thư yếu lược

+Nguyên cứu thuốc nam

+ chế tạo súng thần công, đóng các loại thuyền lớn,

+ Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô

NHận xét:KH_KT thời Trần phát triển mạnh hơn so với KH-KT thời Lý trên mọi lĩnh vực và có nhiều đóng góp lớn cho nền VH dân tộc, tạo bước phát triển cao cho nền căn minh đại việc

Bình luận (2)
Seito Kaiba
1 tháng 12 2016 lúc 0:00

-Những tín ngưỡng cổ truyền vẫn còn được giữ trong nhân dân như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng nước,...

-Vì sau qua nhiều lần đấu tranh dân tộc, nhất là sao ba lần đánh bại giặc Mông Nguyên lên tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc được nâng lên. Văn học Việt Nam( chữ Hán) cũng giáo hóa về niềm tự hào dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, phù hợp với suy nghĩ của nhân dân nên được phát triển mạnh.

--Bắt đầu xuất hiện chữ Nôm, ngành giáo dục được nâng lên một tầm cao mới nên múa cho xây dựng nhiều ngôi trường ở lộ phủ, làng xã.

-Cơ wan chuyên viết sử đx ra đời

+ tác phẩm Binh thư yếu lược

+ chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền chiến lớn

+ nghiên cứu các loại thuốc

+ nhiều công trình kiến trúc như: tháp Phổ Thông(Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa)

Nhận xét: ngành khoa học kĩ thuật thời Trần phát triển mạnh hơn so với thời nhà Lý trên mọi lĩnh vực và mọi mặt. Có nhiều đóng góp lớn cho nền dân tộc Việt Nam. Tạo được bước phát triển lớn cho nền văn minh cổ đại

Bình luận (0)
vua âm nhạc Hary
Xem chi tiết
Pham Anhv
24 tháng 4 2023 lúc 21:46

tình hình chính trị : 

- Tổ chức chính quyền : Củng cố chế độ trung ương tập quyền 

- Quân đội : Gồm quân triều đình , quân địa phương , quân của vương truyền quý tộc và các đội dân binh 

+ Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông 

- Luật pháp :  1341 ban hành bộ " Quốc triều hình luật " 

- Chính sách đối nội đối ngoại : 

+ tăng cường lực lượng trấn giữ vùng biên cương và miền núi 

+ quan hệ ngoại giao bình thường với Tống , Champa , Chân Lạp , ...

 

 tình hình xã hội : 

- Quý tộc , nhân dân lao động , thợ thủ công , thương nhân nông nô và nô tì 

`=>` Xã hội có sự phân hóa sâu sắc 

 

tôn giáo : 

- Nho giáo , Phật giáo và Đạo giáo được coi trọng 

- Nhiều nhà Nho được giữ chức vụ quan trọng tong triều đình 

- Vua , quý tộc và nhân dân Sùng đạo Phật

 

 

Bình luận (0)
Thanh Hiền Võ
24 tháng 4 2023 lúc 21:35

- Thời Trần, cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều được coi trọng.

- Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế. Nhiều nhà nho được cử giữ các chức vụ quan trọng trong triều như Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh,…

- Phật giáo được cả vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng. Đặc biệt, thời kì này, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời do Trần Nhân Tông sáng lập.

Bình luận (0)
11.Nguyễn Vũ Thiên Giang...
Xem chi tiết
Mai Thị Kim Liên
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
8 tháng 12 2016 lúc 19:38

Khoa học - Kĩ thuật

+Sử học: mở cơ quan chuyên viết sử (Quốc sử viện) ra đời do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272 , Lê Văn Hưu biên soạn xong bộ Đại Việt sư rkis gồm 30 quyển .

+Khoa học quân sự : tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu nước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt . Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền chiến lớn .

+Y học: Xuất hiện người thầy thuốc nổi tiếng là Tuệ Tĩnh

+Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc mới có giá trị ra đời như tháp Phổ Minh , thành Tây Đô,....

 

Bình luận (0)
Quốc Đạt
8 tháng 12 2016 lúc 17:06

-

Về mặt nông nghiệp: để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ sông và cử quan đặc trách trông coi việc đê gọi là hà đê sứ. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng. Đại Việt sử ký toàn thư có chép:

Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7, 1231: Mùa xuân, tháng giêng, sai nội minh tự Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) chỉ huy binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào (là tên hai con kênh, thuộc huyện Ngọc Sơn (nay là Tĩnh Gia), tỉnh Thanh Hóa) từ phủ Thanh Hóa đến địa giới phía nam Diễn Châu.

Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương.

Về mặt thuế má: Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng bằng tiền và ít nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn thuế. Thuế điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuế trầu cau, rau quả, tôm cá v.v. Về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng - vàng, bạc được đúc thành phân, lượng và có hiệu của nhà vua.

Bình luận (1)
Quốc Đạt
8 tháng 12 2016 lúc 17:07

Ý khác của câu 1:

- Nông nghiệp : Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc... và thực hiện các biện pháp khuyến nông : đắp đê, khai hoang, lập làng, bảo vệ trâu bò... có tác dụng tích cực làm cho kinh tế nông nghiệp thời Trần phát triển.

Bình luận (1)